Hà Linh
Đăng 1 năm trước
Thiên Can Địa Chi là yếu tố phong thủy có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa phương Đông. Vậy Thiên Can là gì? Địa Chi là gì? Ý nghĩa và cách tính Can Chi như thế nào?…
Thiên Can Địa Chi còn được gọi là Thập Can, Thập Nhị Chi hay Can Chi. Đây là ký hiệu hay tên gọi để xác định thời gian do 10 Thiên Can và 12 Địa Chi hợp thành, có nguồn gốc từ thời Nhà Thương, Trung Quốc.
Nguồn gốc của Thiên Can Địa Chi xuất phát từ nền văn hóa Á Đông. Theo phong thủy, Can Chi xuất hiện vào khoảng 2700 năm trước công nguyên bởi một vị sư nổi tiếng là Đại Nhiễu.
Những khám phá và phát hiện của ông về 10 Thiên Can và 12 Địa Chi đã khởi đầu cho sự hình thành lịch âm, được sử dụng rộng rãi đến ngày nay ở các nước Á Đông.
Thiên Can trong Can Chi đại diện cho Trời dùng để chỉ ngày. Thiên Can được kết hợp bởi 5 yếu tố trong Ngũ Hành và sự cân bằng về Âm Dương. Theo đó,
Theo người xưa, ý nghĩa 10 Thiên Can được giải thích theo chu kỳ phát triển của hạt giống.
Địa Chi là đại diện của Đất. Nếu Thiên Can chỉ về không gian đơn thuần thì Địa Chi chỉ thời gian và nhiều phương diện phức tạp khác. Địa chi là tên gọi của 12 con giáp, mỗi con giáp là một Địa Chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Thiên Can nói về Dương, ban ngày, mặt trời thì Địa Chi nói về Âm, ban đêm, mặt trăng. Mặc dù các yếu tố Âm – Dương, Trời – Đất, Ngày – Đêm, Mặt Trời – Mặt Trăng,… đối nhau nhưng lại luôn phối hợp, vận hành và thay thế nhau.
Ý nghĩa 12 Địa Chi được giải thích như sau:
Thiên Can và Địa Chi là 2 yếu tố khác nhau nhưng chúng luôn song hành và có mối quan hệ mật thiết. Các yếu tố này thể hiện sự chuyển biến của vạn vật trong vũ trụ và vận mệnh con người.
Trong Ngũ Hành phong thủy, Thiên Can và Địa Chi là sự kết hợp hài hòa giữa vận mệnh con người với trời đất, thiên nhiên. Các yếu tố của Thiên Can và Địa Chi được kết hợp để dự đoán về những sự kiện diễn ra trong tương lai đối với một người và tìm cách khắc phục vận hạn không tốt.
Ngoài ra, trong Ngũ Hành, sự cân bằng về yếu tố Âm Dương sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về cuộc sống con người như sức khỏe, tài lộc, sự nghiệp,… Do đó, nhiều người phân tích các yếu tố Thiên Can và Địa Chi trong Ngũ Hành nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của bản thân để tạo nên một cuộc sống an yên và thịnh vượng.
Hiện nay, Thiên Can và Địa Chi được con người ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như tính tuổi âm lịch, xem cung mệnh, tình duyên, kinh doanh,…
Theo phong thủy, Ngũ Hành tương sinh tương khắc giúp chúng ta xác định và hiểu rõ hơn về bản mệnh của từng người và vận dụng chúng một cách hữu ích trong cuộc sống. 10 Thiên Can và 12 Địa Chi cũng không nằm ngoài quy luật này, đặc biệt là Can Chi xung khắc được nhiều người quan tâm.
Trong Ngũ Hành, các cặp Thiên Can âm và dương thuộc cung mệnh như sau:
Trong đó:
Như vậy, mối quan hệ giữa các cặp Thiên Can như sau:Thiên can tương xung gồm các cặp:
Thiên can tương khắc gồm các cặp:
12 Địa Chi được chia thành:
Các cặp Địa Chi tạo thành 6 trực xung và 3 bộ tứ xung hành gồm:
Trong bộ tứ xung hành có thể chứa các cặp xung khắc nhau. Điều này là do các cặp này có cùng tính chất dương hoặc âm dẫn đến mất cân bằng. Âm vượng hay dương vận quá lớn đều có thể gây xung khắc về nhiều yếu tố như tính chất, môi trường sống, công việc, hôn nhân,…
Phương vị của Thiên Can và Địa Chi được xác định thông qua quan trắc sự vận động của Mặt Trời, Mặt Trăng và Ngũ Tinh. Tiêu chí quan trắc là 28 quan tinh ở hai bên của dải hoàng đạo và xích đạo. 28 quan tinh này lại được chia thành 4 nhóm tương ứng với 4 phương Đông – Tây – Nam – Bắcvà đại diện bởi 4 linh thú là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.
Phương vị của 10 Can và 12 Chi trong Ngũ Hành là:
Có nhiều cách để tính Thiên Can Địa Chi nhưng cách tính dựa theo các đốt ngón tay được nhiều người áp dụng vì cho kết quả chính xác và dễ thực hiện.
Để xác định Can Chi trên bàn tay cần dựa theo nguyên tắc:– Tính Thiên Can: Dựa vào số cuối cùng của 1 năm.Quy ước con số tương ứng với 10 Thiên Can:
– Tính Địa Chi: Dựa vào 2 số cuối cùng của 1 năm so sánh với các bội số của 12, trong đó:
Cách tính Thiên Can Địa Chi trên bàn tay được thực hiện theo các bước sau:
Ví dụ, tính Can Chi của năm 1945.
Song song với việc tìm hiểu Thiên Can Địa Chi là gì và cách tính thì một số vấn đề về Thiên Can Địa Chi dưới đây cũng được nhiều người quan tâm:
Chu kỳ Lục Thập Hoa Giáp là 60 năm. Ví dụ, nếu năm 1960 là Canh Tý thì 1960 + 60 = 2020 sẽ lại là năm Canh Tý.So sánh số cuối của năm dương lịch sẽ tương ứng với bảng quy ước số Thiên Can ở trên, ta có cách tính Can Chi như sau: Lấy năm sinh dương lịch chia cho 60, số dư bao nhiêu thì tra bảng Thiên Can Địa Chi dưới đây.
Ví dụ: Tính Can Chi năm 1997. Ta lấy 1997 chia 60 được 33 dư 17. Lấy 17 tra bảng trên ra Can Chi là Đinh Sửu.
Để biết mùa vượng của các Can Chi, bạn có thể tham khảo bảng sau:
Một điều thú vị về Thiên Can Địa Chi mà không phải ai cũng biết đó là các yếu tố Can và Chi đại diện cho các bộ phận trên cơ thể con người. Cụ thể như sau:
10 Thiên Can và 12 Địa Chi còn đại diện cho các ngành nghề trong cuộc sống.
* Lưu ý: Những thông tin liên quan đến Thiên Can Địa Chi trên đây được anphuocland.com tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ mang tính chất tham khảo.
Hà Linh
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, Công ty cổ phần PropertyGuru Việt Nam không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.
Chia sẻ bài viết